Nguồn Gốc Và Lịch Sử Hình Thành Giấy

Nguồn Gốc Và Lịch Sử Hình Thành Giấy

Ngày đăng: 15/04/2024 10:05 AM

    Hiện Nay những sản phẩm làm từ giấy đang trở lên phổ biến và thành xu hướng của cuộc sống hiện đại.

    Trước khi giấy xuất hiện:

    Trước sự xuất hiện của các loại giấy như bây giờ, con người đã ghi chép bằng các hình vẽ trong hang động, khắc lên tấm bia bằng đất xét. Và sau đó nữa là dùng da để lưu trữ, sử dụng giấy cối và ghi chép lên các thanh tre.

    Khái niệm đơn giản về giấy:

    Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm mm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc từ thực vật và được tạo thành từ mạng lưới bởi lực liên kết hidro không có chất kết dính.

    Nước Phát minh ra giấy đầu tiên: là Trung Quốc, đất nước tỷ dân với diện tích rộng lớn.

    Người phát minh ra giấy đầu tiên: là một hoạn quan dưới triều Hán. Tên Thái Luân.

    Thái Luân sinh ra ở Quý Dương vào thời nhà Đông Hán. Năm 105, dưới triều Hán, thời hoàng đế Hòa Đế, Thái Luân đem mấy mẫu giấy dâng vua, được vua hài lòng và phong tước quý tộc và cho ông làm quan trong triều đình.

    Tuy nhiên sau đó ông bị triều đình âm mưu gây rắc rối nên bị nhà vua ghét bỏ. Trước khi bị bắt giam, Ông đã tắm rửa sạch sẽ, mặc qần áo đẹp đẽ, uống thuốc độc và lên giường nằm.

    Thái Luân chế giấy bằng cách lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ. Xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra rằng có thể viết lên dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Thái Luân cũng đã thử các loại vỏ cây, cây cần sa, lụa, và thậm chí cả lưới đánh cá, nhưng các công thức chính xác đã thất truyền.

    Sau sáng chế của thái luân năm 105, giấy đã được phổ biến ở Trung Quốc. Năm 751, một số nghệ nhân làm giấy Trung Quốc bị người Ả Rập bắt giữ sau khi quân của nhà Đường thua trận ở trận sông Talas. Kỹ thuật làm giấy từ đó được truyền bá sang phương Tây. Phải hàng ngàn năm sau người ta mới sản xuất giấy đại trà trên thế giới. Người phất minh Thái Luân cũng ít được biết tới bên ngoài Đông Á.

    Chia sẻ: